Tư vấn Kỹ Thuật Trồng Cây CỎ LẠC Miễn Phí 24/7: 0981.398.399
Ý nghĩa với con người
Nuôi trồng cây cảnh ngày càng trở thành thói quen của người Việt, cây cỏ lạc là một sự lựa chọn rất phổ biến hiện nay vì vẻ ngoài đặc biệt cũng như ý nghĩa của chúng mang lại:
- Sự sinh sôi và phát triển: cây cỏ đậu phộng có sức sống và tốc độ phát triển rất nhanh
- Tượng trưng cho sức mạnh giúp mọi người vượt qua khó khăn: vì loài cỏ lạc thường được trồng nhiều ở các vùng đất mặn, đồi núi trọc để ngăn chặn các hiện tượng xói mòn và giúp đất tăng thêm dinh dưỡng.
- Sự trong lành, tươi mới: vì cỏ lạc có khả năng hút bụi, giúp môi trường giảm bớt lượng không khí bị ô nhiễm.
Mô tả chi tiết về sản phẩm
Thông tin chung về cây cỏ lạc
Xuất xứ
Cây cỏ lạc hay còn được mọi người biết đến với một vài cái tên khác như cỏ lạc tiên, cỏ đậu phộng, cỏ lá lạc. Cỏ lạc có nguồn gốc ở tận đất nước Nam Mỹ xa xôi. Sau đó một thời gian, thông qua một số dự án canh tác mà loài cây này du nhập vào Việt Nam và được trồng ở rất nhiều nơi.
Đặc điểm sinh thái
Cỏ lạc là một loài cây thuộc nhóm thân thảo, mọc từ củ và bò ở sát mặt đất. Từ thân cây mọc ra rất nhiều cành nhỏ, mỗi cành như vậy lại mọc ra bốn chiếc lá song song với nhau. Lá cây có màu xanh đậm, hình dáng tròn trĩnh khá giống với hình bầu dục, có lớp lông tơ mịn phủ trên bề mặt lá. Rễ của cỏ lạc có sự phát triển rất mạnh mẽ, có thể ăn sâu xuống lòng đất 20cm. Thân của cây sẽ bò sát mặt đất tạo nên một thảm cỏ xanh mướt và rất dày đặc.
Cỏ lạc được mọi người công nhận là một loài cây rất sai hoa vì hoa mọc ra ở phần nách lá. Hoa sẽ mọc ra trên cuống và nhô lên khỏi mặt đất. Hoa cỏ lạc có màu vàng rất rực rỡ, kích thước chỉ nhỏ khoảng 10 đến 15mm vì thế nhìn hoa nhỏ nhỏ rất xinh xắn và đáng yêu. Cỏ lạc tiên này cũng cho ra củ màu nâu nhạt nhưng củ này rất nhỏ với lại nằm sâu bên trong lòng đất nên thường không được ai thu hoạch.
Ý nghĩa với con người
Nuôi trồng cây cảnh ngày càng trở thành thói quen của người Việt, cây cỏ lạc là một sự lựa chọn rất phổ biến hiện nay vì vẻ ngoài đặc biệt cũng như ý nghĩa của chúng mang lại:
- Sự sinh sôi và phát triển: cây cỏ đậu phộng có sức sống và tốc độ phát triển rất nhanh
- Tượng trưng cho sức mạnh giúp mọi người vượt qua khó khăn: vì loài cỏ lạc thường được trồng nhiều ở các vùng đất mặn, đồi núi trọc để ngăn chặn các hiện tượng xói mòn và giúp đất tăng thêm dinh dưỡng.
- Sự trong lành, tươi mới: vì cỏ lạc có khả năng hút bụi, giúp môi trường giảm bớt lượng không khí bị ô nhiễm.
Lợi ích của cỏ lạc trong đời sống
Tạo nên không gian hài hòa, mát mẻ
Bạn có thể bắt gặp cỏ lạc ở các khuôn viên của công viên , tường rào. Lá của cây này xanh như lá mạ, điểm tô thêm cho thảm cỏ xanh dờn ấy là những bông hoa màu vàng tinh khôi. Đây quả thật là một loại cây góp phần tô điểm thêm cho vẻ mỹ quan của phố thị. Chính vì thế, có rất nhiều công trình, khu chung cư đều lựa chọn loại cây này để trồng ở khuôn viên.
Chống xói mòn đất
Khi đo về độ chống xói mòn với những loại cây ăn trái khác, cây cỏ lạc đã giúp người dân giảm được 72,4% lượng đất bị xói mòn. Độ ẩm của đất khi có thảm cỏ lạc luôn cao hơn 10 cho đến 15% vì còn dựa vào độ dày của thảm che phủ như thế nào và đất đai ở nơi đó ra sao.
Làm thức ăn cho động vật
Cỏ lạc được mọi người cho rằng là loài cây đa tác dụng. Cây được trồng thuần ở các đồng cỏ hay xen kẽ với các loại cỏ dại khác để cải tạo đất ngăn chặn hiện tượng sạt lở. Ngoài ra, cỏ lạc còn là nguồn thức ăn lý tưởng cho các loài gia súc như trâu, bò,… Vì cây cỏ đậu phộng chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết, cụ thể là chất xơ có vai trò rất quan trọng cho cơ thể động vật.
Cách trồng cây cỏ đậu phộng
Cách thứ nhất : Trồng cỏ lạc bằng phương thức giâm cành trực tiếp
Bước 1: Làm đất: Đất để trồng cây cỏ đậu phộng không đòi hỏi phải có quá chất nhiều dinh dưỡng. Và mọi người nên chú ý là sẽ trồng khi đất khô vì như thế sẽ dễ làm hơn rất nhiều. Chúng ta nên thực hiện trồng cây trên những mảnh đất phẳng, không có cỏ dại như thế sẽ giúp cho ra một thảm cỏ đẹp.
Bước 2: Tạo các rãnh cho đất có độ sâu trong khoảng từ 10 đến 15cm. Cho cành giống mà bạn đã chuẩn bị vào trong đất. Với cỏ đậu phộng thì mọi người nên lưu ý phải trồng thân cây sao cho nghiêng với mặt đất 1 góc 30 độ. Khoảng cách của mỗi cây phải đảm bảo từ 10 cho đến 10cm, còn khoảng cách của mỗi hàng từ 20 đến 25 cm.
Bước 3: Lấp đất lại cho cây nhưng tốt nhất nên để hở cành ươm ra bên ngoài mặt đất khoảng 5cm.
Bước 4: Thường xuyên tưới nước cho cây để đảm bảo độ ẩm của đất. Giả sử cây được trồng vào mùa khô thì bạn có thể cho một lớp sơ dừa lên phía trên để đảm bảo vào giai đoạn ra rễ, gốc cây vẫn đủ độ ẩm.
Cách thứ hai: Trồng cỏ lạc tiên đã được ươm trồng trong bầu
Bước 1: Làm đất: đánh rãnh thẳng hàng và đảm bảo chiều sâu phải từ 10 đến 15cm, yêu cầu khoảng cách giữa các bầu trong khoảng 15cm.
Bước 2: Cẩn thận nhấc cây bao gồm cả đất ra khỏi bầu và đặt nhẹ nhàng xuống đất. Lưu ý độ nghiêng của cây so với mặt đất phải là 30 độ.
Bước 3: Đặt cây xuống và lấp đất lại ngay sau đó. Khi lấp thì mọi người phải chắc chắn rằng phần rễ đã phát triển và nằm dưới lòng đất.
Bước 4: Ngay sau khi trồng nên tưới nước. Luôn đảm bảo độ ẩm cho đất để giúp cây phát triển nhanh chóng.
Tuy nhiên mọi người nên trồng cây cỏ lạc với phương thức ươm trồng trong bầu. Nguyên nhân là do, ở trạng thái này thì giống cỏ lạc đã hoàn toàn khỏe mạnh và có khả năng thích nghi với những điều kiện môi trường và thời tiết khác nhau.
Cách chăm sóc cây cỏ lạc
Sau khi hoa lạc được trồng khoảng 7 cho đến 10 ngày thì cây sẽ bắt đầu bén rễ. Vào lúc này, mọi người nên sử dụng thuốc siêu ra rễ để tưới lên toàn bộ diện tích cây trồng. Bên cạnh đó, cũng nên loại bỏ lớp cỏ dại xung quanh để chúng không hút đi chất dinh dưỡng của đất trồng.
Khả năng chống chịu khô hạn của loài cỏ lạc rất tốt. Tuy nhiên, để đảm bảo cho việc sinh trưởng của cây được hoàn thiện hơn thì mọi người nên duy trì tưới cho cây 2 ngày 1 lần.
Để kích thích tốc độ tăng trưởng của cây, các bạn có thể bổ sung phân NPK đều độ 3 tháng 1 lần. Ngoài ra, cây cỏ lạc tiên thường không bị sâu bệnh tấn công do đó mọi người cũng không cần phải phun quá nhiều thuốc trừ sâu. Mỗi khi thảm cỏ lạc xuất hiện hiện tượng vàng lá thì nên nhổ bỏ ngay để tránh mầm bệnh lây sang các cây xung quanh.
Như vậy, bài viết ngày hôm nay đã giới thiệu với các bạn về loài cây cỏ lạc. Hy vọng rằng, những kiến thức trên sẽ phần nào hữu ích với mọi người trong cuộc sống. Bên cạnh đó thì hiện tượng biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng, lũ lụt cũng xảy ra thường xuyên hơn. Vì thế, chúng ta hãy ưu tiên trồng cỏ lạc để ngăn chặn các hiện tượng xói mòn cũng như tăng tính thẩm mỹ cho cảnh quan đô thị.
-
-
Quý khách vui lòng liên hệ với trung tâm qua:
- SĐT/Zalo: 0981.398.399
- Email: danggiongcayhocvien@gmail.com
- Youtube: https://www.youtube.com/watch?v=nmfscEfihU0
- Website: caygionghocvien.com
- FaceBook: https://www.facebook.com/Trung-T%C3%A2m-Gi%E1%BB%91ng-C%C3%A2y-Tr%E1%BB%93ng-Vi%E1%BB%87n-N%C3%B4ng-Nghi%E1%BB%87p-101566751248410/?modal=admin_todo_tour
- Địa chỉ : cổng trường học viện Nông Nghiệp Việt Nam - TT Trâu Quỳ - Gia Lâm – Hà Nội.
-
- Kính chúc quý khách nhiều sức khỏe, mùa màng bội thu!
-
Hướng Dẫn Vận Chuyển
– Quý khách ở tỉnh xa, chúng tôi hỗ trợ vận chuyển cây giống ra các bến xe, gửi qua xe khách, xe tải
– Cây giống được đóng gói cẩn thận vận chuyển đi xa mà không sợ bị vỡ bầu ươm.
Hướng Dẫn Thanh Toán
– Quý khách đến thăm quan, mua cây tại vườn cây giống và thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt.
– Quý khách ở tỉnh xa thì thanh toán qua tài khoản ngân hàng:
Cam kết chất lượng
Đảm bảo chuẩn giống đúng chất lượng sản phẩm cung cấp
– Hỗ trợ chi phí vận chuyển
-